Menu

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Bài học thành công từ công ty Mosanto (phần 2)

Tình huống Marketing:

Trong suốt lịch sử của ngành nông nghiệp, cỏ dại, côn trùng và hạn hán luôn là kẻ thù của người nông dân.Trong thế kỷ trước, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu đã ra đời để tránh sâu bệnh.

Nhưng việc sử dụng các hóa chất đến toàn bộ cây trồng vừa tốn kém vừa tốn thời gian.

Từ năm 1981, Monsato đã chuyển hướng phát triển của mình từ lĩnh vực hóa chất sang lấy công nghệ sinh học làm trọng tâm. Đặc biệt chú trọng đầu tư nghiên cứu các sản phẩm hạt giống biến đổi gen.

Hàng loạt các sản phẩm được ra đời như hạt giống chịu hạn cho châu Phi; hạt giống giúp tăng năng suất lên gấp đôi…

Tuy có sự đảm bảo của Monsato cùng với nhiều bằng chứng về hiệu quả của hạt giống biến đổi gen nhưng Monsato vẫn phải chịu nhiều phản ứng dữ dội từ các giới hữu quan do 3 mối quan tâm chính đó là:

Những lo ngại về an toàn thực phẩm Tác động đến môi trường tiềm năng

Mối quan tâm về sức khỏe:

Các cây trồng sinh học không phải là tự nhiên, chưa có những đánh giá cụ thể về ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Vấn đề ngộ độc, bởi vì những loại hạt giống này của Monsato có chứa một gen cho phép sản xuất thuốc diệt cỏ Ruondup, nếu có chứa loại thuốc này, chỉ cần 1 lượng nhỉ cũng có thể gây nguy hiểm cho con người.

Chất hormone BST, một loại hormone tăng trưởng đã được Monsato tái tổ hợp với tên gọi là Posilac, giúp cho bò sản xuất được nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, chất BTS nhân tạo lại gây những nghi ngờ về việc gia tăng các vấn đề sức khỏe ở bò.

Phản ứng của giới hữu quan:

Ở Anh và liên minh Châu Âu bắt buộc ghi rõ các thông tin về thực phẩm biến đổi gen trên nhãn mác.

Người tiêu dùng công khai phản đối sản phẩm có chứa BST qua xử lý

Phản đối công khai của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa chứa hóc môn rBST đã qua sử lí trở nên quá gay gắt, nhiều cửa hàng tạp hóa và nhà hàng đã ngừng mua sản phẩm này, Starbucks, Kroger, Ben & Jerry và thậm chí Walmart đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bằng cách chỉ sử dụng hoặc bán sữa có chứa rBST tự nhiênkhiến lợi nhuận công ty bị suy giảm nghiêm trọng.

Một số nhà nghiên cứu về di truyền học tin rằng, ghép nối những gen biến đổi vào hạt giống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật ăn chúng.

Theo một trung tâm sinh học thực tế, việc tiếp xúc với thuốc diệt cỏ glyphosate là nguyên nhân thứ 3 trong các bệnh thường gặp trong nông nghiệp.

Mối quan tâm về môi trường:

Một số nghiên cứu đưa ra lập luận thuốc diệt cỏ Roundup, được sử dụng phối hợp với những hạt giống Roundup Ready, có thể gây hại cho các loài chim, côn trùng và đặc biệt là các loài động vật lưỡng cư. Những nghiên cứu này đã cho thấy nồng độ nhỏ
Roundup có thể thể gây chết nòng nọc, làm biến mất nhanh chóng các loài ếch và cóc trên toàn cầu.

Một số nhà khoa học lo ngại rằng các cây bản địa thụ phấn với các hạt giống biến đổi gen tạo ra giống cây lai mới mang các đặc điểm biến đổi gen gây ảnh hưởng tiêu cực (thông qua lợi thế di truyền) hệ sinh thái xung quanh.

Các quan chức Monsanto cho rằng chất diệt cỏ glyphosate trong Roundup khi tích tụ lại trong nước ngầm có thể gây ô nhiễm nước ngầm thông qua dòng chảy.

Một vấn đề môi trường nổi lên đó là cỏ dại và côn trùng có khả năng kháng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu của Monsanto. Các nhà phê bình lo ngại rằng việc liên tục sử dụng các hóa chất có thể dẫn đến "siêu cỏ dại" và "siêu bọ".

Phản ứng của các giới hữu quan:

Greenpeace đã chiến đấu với Monsanto trong nhiều năm nhằm hạn chế cây trồng biến đổi gen của công ty ở các nước đang phát triển.

Chính phủ Mexico đã ban hành lệnh cấm ngô biến đổi gen. Lệnh cấm hết hiệu lực vào năm 2005, cho phép Monsanto bắt đầu thử nghiệm giống ngô biến đổi gen ở miền bắc Mexico một vài năm sau đó. Tuy nhiên, người tiêu dùng ở nước này phản đối vì họ tin rằng ngô biến đổi gen có thể gây ô nhiễm trên 60 giống ngô bản địa. Người Mexico tổ chức các cuộc biểu tình cố gắng đẩy lùi ngô biến đổi gen ra khỏi đất nước.

Để chống lại "siêu bọ", chính phủ yêu cầu nông dân sử dụng sản phẩm của Monsanto để tạo ra "nơi trú ẩn", trong đó 20 phần trăm cánh đồng để trồng loại cây không biến đổi gen. Điều này cho phép các con bọ không biến đổi giao phối với những con có biến đổi, ngăn ngừa sự xuất hiện các siêu bọ. Để ngăn chặn khả năng kháng thuốc diệt cỏ Roundup, người nông dân phải sử dụng thuốc diệt cỏ khác nhau và luân canh cây trồng.

Mối quan tâm về pháp lí:

Năm 2002, một người quản lý công ty Monsanto hối lộ 50.000 USD cho một quan chức trong Bộ môi trường của đất nước Mỹ để bỏ qua một nghiên cứu môi trường, sau đó vụ việc vỡ lở và đây không phải là lần duy nhất; công ty đã hối lộ cho nhiều quan chức từ năm 1997 đến năm 2002.

Hạt giống của Monsanto được bảo vệ theo luật bản quyền. Theo các điều khoản của giấy phép, nông dân sử dụng hạt giống Monsanto không được phép thu hoạch hạt giống từ các nhà máy để sử dụng cho mùa kế tiếp. Thay vào đó, họ phải mua hạt giống mới của Monsanto mỗi mùa. Bằng cách phát hành giống mới mỗi năm, Monsanto đảm bảo nó sẽ đảm bảo lợi nhuận cũng như duy trì kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ của công ty.

Monsanto đã đưa đơn kiện chống lại DuPont, công ty sản xuất hạt giống lớn thứ hai thế giới đã kết hợp công nghệ của DuPont với Roundup Ready. Monsanto thắng vụ kiện, nhưng DuPont cho rằng đây làcác hoạt động phản cạnh tranh. Tố cáo các hành vi phản cạnh tranh đã thu hút được sự chú ý của liên bang luật sư chống độc quyền.

Phản ứng của giới hữu quan:

Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) và Ủy bangiao dịch chứng khoán (SEC) buộc Monsanto phải đưa ra báo cáo minh bạch về vấn đề hối lộ. Bên cạnh đó, các nhà chức trách Mỹ yêu cầu công ty phải chấp thuận các hoạt động giám sát của Bộ trong ba năm.

Một số người nông dân phản ứng gay gắt với cuộc điều tra của công ty chống lại hành vi vi phạm bản quyền và gọi công ty một cách khắc nghiệt như "Gestapo" hoặc "Mafia". Họ đã khẳng định rằng các nhà điều tra Monsanto đã sử dụng hành viphi đạo đức để có được sự hợp tác.

Viện chống độc quyền cáo buộc rằng Monsanto đang cản trở cạnh tranh, gây sức quá nhiều quyền lực trong ngành biến đổi gen giống cây trồng và hạn chế sự đổi mới giống.


DuPont đã đệ đơn kiện cho rằng Monsanto đang sử dụng quyền lực và giấy phép của nó để ngăn chặn sản phẩm của mình. Vì thế Bộ Tư pháp đã bắt đầu một cuộc điều tra dân sự vào thực tiễn của Monsanto. Nếu Bộ Tư pháp đồng ý rằng hoạt động của Monsanto là chống cạnh tranh, quyết định kết quả có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Monsanto.

Mời các bạn theo dõi bài viết tiếp phần 2: Bài học thành công từ công ty Mosanto (phần 3)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét